Tiếp nhận Đi đến nơi có gió

Đánh giá chuyên môn

Bộ phim nhận được số điểm 8.4 trên hệ thống đánh giá phim Douban.[42]

Tờ The New York Times đánh giá: "Việc miêu tả về cuộc sống ở thành phố của Hứa Hồng Đậu và các đồng nghiệp còn tạo cảm giác thấm thía và cảm động hơn cả so với cuộc sống ở nông thôn. Cách miêu tả bộ phim một cách sống động đẹp như tranh vẽ, cũng càng khẳng định thuyết phục hơn tính ưu việt của di sản văn hóa và du lịch của tỉnh Vân Nam".[12]

Giáo sư kiêm người hướng dẫn luận án tiến sĩ tại Đại học Truyền thông Trung Quốc, ông Hoàng Điển Lâm nhận xét trên Quang Minh nhật báo: "Phải nói rằng Đi đến nơi có gió bắt đầu cốt truyện theo cách phá vỡ chính mình để rồi tìm lại chính mình, nó đã chiếm được cảm tình của người xem từ những ngày đầu, đặc biệt là khán giả trẻ. Cuộc sống ban đầu của Hứa Hồng Đậu chính là điều mà vô số nam, nữ thành thị đang trải qua. Nhưng trong số họ, có rất ít người có dũng khí kiên quyết từ chức như nhân vật chính, rời xa chốn phồn hoa đô thị, quay về vùng quê thôn dã tìm một không gian sống, một cách sống mới. Ở khía cạnh này, Đi đến nơi có gió giống như một hành trình giả lập của cuộc sống, dẫn dắt khán giả theo chân nhân vật chính Hứa Hồng Đậu đến "chốn Đào Nguyên" ở thôn Vân Miêu Đại Lý, gặp gỡ một nhóm người hoàn toàn khác biệt và chầm chậm trải nghiệm một cách sinh hoạt khác. Chính nhu cầu định vị lại giá trị sống và nhận thức lại bản thân cũng như để phù hợp hơn với trải nghiệm sống của giới trẻ, bộ phim đã lấy tiểu viện Hữu Phong làm trung tâm, thôn Vân Miêu làm điểm xuất phát để triển khai câu chuyện. Điều này giải quyết hiệu quả vấn đề logic truyền thống rằng chủ đề thời đại lấn át các câu chuyện cá nhân và phù hợp hơn với trải nghiệm sống của giới trẻ đương đại. Sự phát triển từng lớp từ câu chuyện cá nhân đến câu chuyện quần thể là cốt lõi để triển khai mạch truyện. Cách kể này tự nhiên và sinh động, từ nhỏ đến lớn, từ vi mô đến vĩ mô, dễ được khán giả nhận biết hơn."[43][44]

The Paper nhận xét bộ phim rất mộng mơ, nhưng đôi khi lại có những đoạn ngắt nhàm chán. Quá trình gặp gỡ và quen biết của nam nữ chính không có những tình tiết éo le của phim thần tượng mà diễn ra tự nhiên theo kiểu chậm rãi, điều này làm cho việc tích lũy tình cảm trở nên chắc chắn hơn. Tác phẩm cũng truyền tải một số quan niệm tích cực như thanh niên tham gia xây dựng nông thôn, hướng nông thôn đến cuộc sống khá giả. Nhưng Đi đến nơi có gió còn "quá lý tưởng hóa, tại sao quá trình thoát nghèo, làm giàu lại diễn ra suôn sẻ như vậy?".[45]

Tề Lỗ vãn báo đánh giá: Đi đến nơi có gió đã tạo nên sự cân bằng thú vị giữa phim thần tượng và phim cải cách nông thôn, không chỉ có tình yêu lãng mạn điền viên mà khán giả cần mà còn không hoàn toàn xa rời khỏi nền tảng sáng tác thôn quê, cả hai kết hợp kết hợp với nhau hình thành phong cách điền viên chữa lành độc đáo .[46] Phóng viên Triệu Lượng thuộc Công nhân nhật báo cho rằng với chủ đề và ý tưởng độc đáo, bộ phim đã nắm bắt chính xác tâm lý và mong muốn chung của người thành thị đương đại, đặt ra những suy nghĩ triết học về ý nghĩa của cuộc sống trong đời thường, cũng như có một bước tiến mới trong việc khám phá đề tài phim chấn hưng nông thôn. [47]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đi đến nơi có gió http://www.ce.cn/xwzx/gnsz/gdxw/202301/29/t2023012... http://www.chinanews.com.cn/cj/2023/01-19/9938688.... http://www.yn.chinanews.com.cn/news/2023/0114/7111... http://ent.enorth.com.cn/system/2023/01/03/0535066... http://ent.enorth.com.cn/system/2023/01/16/0535542... http://paper.people.com.cn/rmrbhwb/html/2023-01/30... http://yn.people.com.cn/n2/2023/0124/c378439-40277... http://slide.ent.sina.com.cn/tv/slide_4_704_374216... http://yn.news.cn/travel/2022-03/14/c_1310513892.h... http://yn.news.cn/travel/2023-01/16/c_1310691003.h...